Quy trình chọn lựa và lắp đặt van điều khiển khí nén trên đường ống

Tác giả: Đỗ Duy Khương | Ngày đăng: 2020-09-08 | Cập nhật: 2020-09-08 | Blog kỹ thuật | Lượt xem:953

Van điều khiển khí nén là dòng van mà sử dụng khí nén để thực hiện thao tác đóng mở của van.

Việc sử dụng khí nén giúp tránh hiện tượng chập chạm, cháy nổ nếu sử dụng điện.

Ngoài ra sử dụng van điều khiển khí nén có thể kiểm soát tốt lưu lượng dòng chảy trong hệ thống đường ống.

Van điều khiển khí nén cũng như tên gọi của nó, van được điều khiển bằng khí nén.

Bên trong van có bộ xy lanh liên kết với trục quay của van, khi được cấp khí nén vào thì khí nén tạo áp lực đẩy xy lanh lên xuống, kéo theo làm cho trục quay , dẫn đến van có thể mở ra và đống lại, để hiểu hơn thì bạn cần hiểu rõ phần cấu tạo của van điều khiển khí nén.

Van điều khiển khí nén là loại van cực kỳ phổ biến trong nền công nghiệp hiện nay, hầu hết mọi công ty đều có hệ thống máy nén khí, thì việc lựa chọn van điều khiển khí nén trong hệ thống tự động là một điều tất yếu.

Cấu tạo chung của van điều khiển khí nén:

Van thường gồm hai bộ phận chính là bộ phận van cơ và bộ phận đầu điều khiển khí nén.

Bộ phận van cơ:

Thường được thiết kế những loại như van bướm, van bi,...Những loại van có cơ cấu đóng mở đơn giản và dễ dàng điều khiển.

Thân của những loại van này thường được đúc bằng gang, thép, nhựa hoặc inox,…

Hầu hết các loại van hiện nay có đĩa đều sử dụng loại đĩa bằng Inox 304 nhằm tăng tuổi thọ của van trong môi trường chất lỏng.

Ngoài ra kích thước của bộ phận van cơ cũng khá đa dạng nên việc chọn lựa loại van và đầu khí nén cũng cần phải phù hợp với đường ống.

Bộ phận đầu điều khiển khí nén:

Là trái tim của cả hệ thống vận hành của bộ van điều khiến khí nén, nó có vai trò cung cấp lực để thực hiện thao tác đóng mở van.

Với một động cơ piston có chức năng chuyển nguồn khí nén được cung cấp vào thành nguồn lực.

Bên cạnh đó thao tác đóng mở của van khí nén thường rất nhanh giúp việc vận hành trở nên chính xác hơn.

Quy trình chọn lựa van điều khiển khí nén phù hợp:

Về điều đầu tiên, trước khi lựa chọn loại van thì chúng ta cần xác định mục đích sử dụng của loại van đó qua đó ta có thể chọn loại van phù hợp như Van cầu, van bi hay van bướm,…

Sau đó chúng ta cần xác định chính xác kích thước đường ống cần gắn vào, tùy thuộc vào ống thép hay ống nhựa PVC, thì có những kích thước khác nhau cần xác định.

Khi chúng ta đã có những thông số về van và kích thước ống thì chúng ta cần chọn loại đầu điều khiển khí nén cho phù hợp.

Để khi chúng ta cung cấp khí vào thì van có thể thực hiện thao tác đóng mở một cách dễ dàng, nếu bộ khí nén có đầu vào thấp thì sẽ dẫn đến việc van đóng không kín.

Ví dụ: Bạn sử dụng một van bướm với kích thước DN 200 thân Inox roăng Teflon, lắp đặt cho đường ống 200, nhưng đầu điều khiển khí nén của bạn chỉ cấp được 4 kg/cmthì khi van hoạt động sẽ sảy ra tình trạng đóng không kín. Vì để đóng kín van bướm điều khiển khí nén DN 200 thì ta cần nguồn cấp khí nén tối thiểu là 7 kg/cm2. Vậy nên việc lựa chọn phù hợp sẽ là yếu tố giúp thiết bị của bạn hoạt động một cách tốt nhất.

Ngoài ra việc lựa chọn máy cung cấp khí nén cũng là một điều quan trọng, nhằm duy trì lượng khí nén ổn định để giúp chúng ta làm việc một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Lắp đặt van điều khiển khí nén:

Việc lắp đặt thì chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ tháo lắp, cũng như siết ốc.

Công đoạn đi dây cung cấp nguồn khí nén cho van cũng cần được chú ý, tránh để nơi dễ bị dập, dứt dây dẫn trong quá trình vận hành.

Cần vệ sinh sạch sẽ vị trí đường ống cần lắp đặt van, sau đó tiến hành đưa van vào vị trí lắp đặt và siết ốc lại.

Khi lắp xong chúng ta cung cấp nguồn khí vào van và tiến hành vận hành thử nghiệp.

Related News