Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình tích áp

Tác giả: Đỗ Duy Khương | Ngày đăng: 2021-09-14 | Cập nhật: 2023-03-27 | Blog kỹ thuật | Lượt xem:1595

Bình điều áp hay bình tích áp được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực dân dụng, xây dựng, PCCC. Bài viết này xin chia sẻ một vài kiến thức cơ bản về bình tích áp này. Mời Quý Anh Chị cùng đọc.

Hình ảnh

Bình tích áp là gì?

Bình tích áp hay còn được gọi là bình điều áp, bình áp lực dùng để hỗ trợ cho hệ thống máy bơm nước hoạt động hiệu quả hơn.

Theo đó, bình tích áp cùng với máy bơm tạo ra áp suất mới để bù lại khi áp suất trong đường ống giảm xuống, đảm bảo máy bơm hoạt động trơn tru hơn.

Thêm vào đó, nhằm giúp hạn chế tối đa những xung đột, vỡ đường ống diễn ra do áp suất tăng lên đột ngột, bình tích áp còn có thêm chức năng điều hòa áp suất.

Khi lắp đặt bình tích áp, người tiêu dùng không chỉ luôn được sử dụng nguồn nước đầy đủ với dòng chảy mạnh trong mọi thời điểm mà tuổi thọ của máy bơm nước còn được kéo dài hơn.

Bởi vì, bình tích áp sẽ dự trữ một lượng nước để để cung cấp cho máy bơm khi cần thiết, đặc biệt là trong quá trình mồi nước trước khi chạy. Nhờ vậy mà bơm không phải chạy trong điều kiện khô kiệt nước, nguyên nhân chính dẫn đến các tai nạn về cháy nổ hiện nay.

Công dụng của bình tích áp

Bình tích áp là thiết bị được sử dụng dựa trên nguyên tắc nén áp suất, thường được sử dụng với mục đích tích trữ năng lượng và điều hòa cân bằng áp lực trong hệ thống thủy lực cho hệ thống bơm nước, là thiết bị mang lại khá nhiều lợi ích.

Ngày nay bình tích áp được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày trong các hộ gia đình, các tòa nhà cao tầng, các khu chung cư...Ngoài ra bình tích áp được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp và công nghiệp. Bởi vậy cần trang bị một hay nhiều bình tích áp cho hệ thống máy bơm nước.

Cấu tạo của bình tích áp thủy lực

Bình tích áp thông thường có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: vỏ bình và ruột bình.

Vỏ bình được làm từ thép nguyên tấm có khả năng chịu áp lực tốt, khả năng chống ăn mòn và chịu được va đập nhẹ.

Ruột bình thông thường được làm từ cao su EPDM là một loại cao su có tính đàn hồi tốt, khi chứa nước không làm thay đổi thành phần hóa học của nước nên an toàn nếu ta sử dụng bình tích áp thủy lực trong hệ thống cung cấp nước sinh hoạt. Hai bộ phận này được ngăn cách nhau bởi lớp khí nén Nito. Chính lớp khí này tạo nên áp lực nén của bình từ 2 – 10bar hoặc 4 – 16bar (tùy loại) mà người sử dụng có thể kiểm soát và cài đặt theo ý muốn.

Ngoài 2 bộ phận chính trên, bình tích áp thủy lực còn có các bộ phận phụ khác như chân bình, mặt bích.

Bộ phận này có chức năng hàn gắn ruột bình và vỏ bình thành một thể kín đồng thời người ta lắp ống xả của bình vào đây để thông với ruột bình; Van xả khí / bơm khí; đồng hồ đo áp (được gắn trên thân bình đối với bình 1000L trở lên và tách rời đối với bình có dung tích <100L)

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp

Khi ở trạng thái bình thường, bình tích áp chỉ chứa một lượng không khí nhất định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Đến lúc bình hoạt động, nước sẽ được đẩy vào bên trong ruột bình làm cho phần ruột này phình to ra. Ngay tại thời điểm đó, khí nén giữa ruột bình và vỏ bình sẽ nén lại nhằm tăng áp lực bên trong để đẩy nước lên trên.

Quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi hệ thống máy bơm nước được dừng hẳn lại và sau đó, bình tích áp sẽ được nạp đầy khí nito trở lại để chuẩn bị cho lần tiếp theo.

Công dụng của bình tích áp với máy bơm nước

Công dụng của bình tích áp cho máy bơm nước là giữ lại áp lực nước cho máy bơm luôn có được nguồn nước ổn định đáp ứng được mọi nhu cầu sinh hoạt cũng như sử dụng của mọi đối tượng.

Lượng nước tiêu thụ trong mỗi hộ gia đình là không quá lớn nên các máy bơm thường được sử dụng có công suất nhỏ. Do đó, họ thường lắp hệ tăng áp mini cho hệ thống cấp nước trong gia đình, các bình tích áp được sử dụng thường có dung tích khoảng 20 đến 100 lít.

Các khu chung cư và nhà cao tầng là những nơi mà lượng nước tiêu thụ rất lớn, để đảm bảo lượng nước cung cấp luôn sạch sẽ, đủ dùng và ổn định thì việc lắp đặt hệ thống cấp nước là không thể thiếu.

Càng lên cao, nước càng yếu dần nên bình tích áp sẽ có tác dụng tăng áp, giúp máy bơm đẩy nước lên cao đảm bảo nhu cầu sử dụng. Hệ thống bơm tăng áp bao gồm máy bơm tăng áp, bình tích áp và máy bơm nước công suất lớn.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy đòi hỏi máy bơm công suất lớn, lượng nước cung cấp cũng lớn khi xảy ra sự cố, áp lực mạnh.

Vì vậy, người ta sử dụng bình tích áp để gia tăng áp lực nước. Hệ thống này gồm có một bơm trục ngang, một bơm tăng áp trục đứng, một bơm chữa cháy và bình tích áp. Hệ thống này giúp bảo vệ bơm lâu dài và hoạt động ổn định.

Hình ảnh

Các sự cố thường gặp khi sử dụng bình tích áp

Bình tích áp được sử dụng nhiều trong các hệ thống bơm nước. Nhờ nhiều tính năng vượt trội cũng như giá thành hợp lý, nên chúng ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn cho công trình và gia đình.

Tuy nhiên, cũng như nhiều sản phẩm khác, bình tích áp cũng gặp phải một số sự cố trong quá trình hoạt động.

Bình tích áp bị tràn nước

Hiện tượng bình tích áp bị tràn nước có thể do một trong các nguyên nhân sau:

 Vị trí lắp đặt bình không cân bằng: Bình tích áp được đặt trực tiếp lên nền đất. Lời khuyên từ nhà sản xuất là nên được đặt trên bề mặt bằng phẳng và nên có kệ kê bên dưới bình tích áp.

Ruột bình tích áp có trầm tích: Cặn vôi, sắt, nhôm hay các kim loại nặng có trong nước có thể bám vào thành của ruột bình tích áp làm cho ruột bình cứng lại và trở nên kém linh hoạt hoặc những kim loại này ngăn việc bình nạp xả.

Trong nước có chứa nhiều Clo: Clo trong nước sẽ khiến ruột bình tích áp trở nên giòn và kém linh hoạt hơn.

Khi bình tích áp bị tràn nước có thể làm cho chu kỳ hoạt động của bơm không ổn định.

Bên cạnh đó, chất lượng nước mà máy cung cấp không đảm bảo, nước có thể có nhiều cặn đọng lại bên trong bình tích áp làm hỏng bình do hiện tượng ăn mòn, làm giảm tuổi thọ của bình tích áp.

Khi bình tích áp bị tràn nước, khách hàng nên kiểm tra như sau:

  • Ruột bình tích áp có bị bục không?
  • Ruột bình tích áp có bị lắng cặn vôi hay trầm tích không?
  • Mặt bích tiếp xúc với bình tích áp có bị hở không?
  • Van 1 chiều (vị trí ép nước) có bị hỏng không?

Bình tích áp bị giảm hoặc mất áp lực.

Hai bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực của bình tích áp đó là vỏ bình và van xả, van nén.

Nguyên nhân có thể là do vỏ bình bị thủng hoặc vị trí tiếp xúc của vỏ bình tích áp với mặt bình bị hoen rỉ do lâu ngày gây hở và thất thoát lượng khí Nito. Đối với trường hợp này chỉ có cách thay mới mà không thể sửa chữa được.

Nếu nguyên nhân là do van thì ta chỉ cần thay thế van là được.

Ngoài ra bình tích áp bị giảm hoặc mất áp lực còn có thể do một số nguyên nhân khác nhưng cần các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng mới xác định được. Trường hợp này, khách hàng cần đến sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên.

Bình tích áp bị rò rỉ nước

Bình tích áp bị rò rỉ nước do rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do bộ phận ruột bình bị thủng, vỡ hoặc rạn nứt. Nếu là do nguyên nhân này thì ruột bình tích áp đã bị hỏng và bắt buộc thay thế ruột bình mới.

Ngoài ra bình tích áp bị rò rỉ nước còn có thể do các nguyên nhân khác như mặt bích không kín, đầu kết nối của bình tích áp được lắp với hệ thống dẫn nước không kín.

Hình ảnh

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bình tích áp. Quý khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm này có thể liên hệ với công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu thiết bị công nghiệp Sài Gòn để nhận báo giá và đặt hàng sản phẩm này.

Công ty Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn cung cấp các loại bình tích áp chất lượng và hiệu quả cho các hệ thống cấp nước và hệ thống lạnh. Với đa dạng các thương hiệu nổi tiếng, chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Related News