Van bướm nhập khẩu

  • Giá bán: Liên hệ nhận báo giá
  • Danh mục: Van bướm
  • Bảo hành: Có
  • Xuất xứ: Chính hãng
  • Hỗ trợ giao hàng: Có

    Thông tin sản phẩm

    Van bướm tên tiếng anh là buttefly valve. Đây là loại van thuộc nhóm van điều khiển, van bướm dùng để đóng mở, điều tiết dòng chảy.

    Loại van này được dùng rất phổ biến do cấu tạo đơn giản và dễ dàng lắp đặt và sử dụng.

    Cánh của van là đĩa tròn hoặc tấm kim loại, xoay quanh trục vuông góc với dòng chảy trong đường ống.

    Tên của van được hình thành bởi đĩa van có hình dạng giống cánh bướm.

    Có rất nhiều chủng loại, có thể được điều khiển thủ công bằng tay hoặc điều khiển tự động bằng điện, bằng khí nén.

    Chúng được ứng dụng trong các hệ thống khác nhau.

    Các bạn có thể tham khảo thêm trên wikipedia.org bằng ngôn ngữ tiếng anh.

    Hình ảnh
    Van bướm cỡ lớn lắp trên đường ống nước

    Ưu điểm của van bướm.

    Van bướm có ưu điểm là gọn nhẹ, cấu tạo cũng đơn giản nên không hay bị hỏng vặt khi sử dụng. Hình dáng của van mỏng dẹt nên không chiếm nhiều diện tích khi lắp đặt. 

    Van này có dạng tay gạt cho các kích cỡ nhỏ dễ thao tác. Với các size lớn thì tay gạt sẽ khó vận hành hơn nên thường là dạng vô lăng (tay xoay). Với cấu tạo hộp số trợ lực nên van bướm tay xoay vô lăng thao tác đóng mở rất gọn nhẹ.

    Ngoài ra có thể lắp đặt động cơ điều khiển van để tự động hóa việc vận hành. Van bướm có thể dùng đầu động cơ điều khiển bằng điện hoặc bằng khí nén. Khi lắp dặt đông cơ điều khiển chỉ việc tháo tay gạt và gắn trực tiếp động cơ vào trục của van.

    Hình ảnh
    Van bướm gắn trên đường ống thực tế

    Hiện nay công ty chúng tôi chuyên nhập khẩu các loại van bướm từ các nước châu Âu và trong khu vực. Sản phẩm van bướm có thương hiệu nỏi tiếng như TGK, SW, Arita, Akizta, Lye… Sản phẩm luôn có hàng sẵn trong kho. Đặc biệt có đầy đủ CO/CQ, PKL.

    Nếu quý công ty có nhu cầu mua van bướm cho dự án, công trình hãy liên hệ với Chúng Tôi. Đảm bảo cung cấp cho quý vị những sản phẩm chất lượng nhất.

    Cấu tạo và hoạt động của van bướm:

    Cấu tạo của van bướm:

    Về cấu tạo, van có khá đơn giản bao gồm các chi tiết được chế tạo riêng sau đó được gia công, lắp đặt kết nối với nhau tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

    Các loại van bướm trên thị trường hiện nay đều có những thiết kế cấu trúc tương tự nhau.

    Nếu quan sát vào van bướm ta có thể thấy được có 5 bộ phận chính cấu tạo nên van như:

    Thân van bướm, đĩa van bướm, trục quay van, ron làm kín, thiết bị truyền động.

    Bộ phận thân van:

    Thân van thường được chế tạo từ các vật liệu như, Gang cầu, gang dẻo, inox 316, 304, thép, nhựa uPVC, PVC…

    Nó là một bộ phận rất quan trong có chức năng bảo vệ các chi tiết bên trong van cũng như là bộ phận kết nối với đường ống.

    Thân van được thiết kế với nhiều kích thước cũng như cấu trúc khác nhau, nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu trong thực tế.

    Vì thân van thường là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên chúng ta cần lựa chọn phù hợp để sử dụng nhằm tăng tuổi thọ của van.

    Hiện nay van bướm thướng có hai kiểu kết nối với hệ thống đường ống là kẹp bích và kết nối với hai mặt bích.

    Bộ phận đĩa van:

    Đĩa van thường được chế tạo bằng thép không rỉ 304, 316, hoặc bằng nhựa uPVC, PVC đối với van nhựa.

    Nó là một chi tiết đóng vai trò quan trọng vì nó sẽ thực hiện vai trò mở, hoặc chặn dòng chất lỏng.

    Vì tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng trong hệ thống, và chịu ma sát khi đóng mở nên đĩa van thường bị mòn nhanh.

    Sử dụng các vật liệu có độ bền cao như thép 304, 316 sẽ giúp van tăng tuổi thọ và đảm bảo chất lỏng sạch sẽ.

    Bộ phận trục van:

    Đây là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc truyền lực từ người dùng tới đĩa van để thực hiện công việc đóng mở.

    Nó thường được chế tạo từ thép không rỉ 304, 316, nhằm giúp nó có khả năng chống ăn mòn, độ bền cao, giúp tuổi thọ của nó lớn hơn.

    Thông thường trục của van sẽ được đặt ở giữa của van bướm, với hai đầu kết nối, một đầu kết nối đĩa van và đầu còn lại kết nối với bộ phận truyền động.

    Bộ phận ron làm kín:

    Ron có van trò giúp van khép kín ở các chi tiết kết nối có độ hở như đĩa van với đường ống, hay trục van với thân van.

    Nó thường được chế tạo từ các vận liệu như cao su, teflon, EPDM,… Những vận liệu này sẽ giúp tăng độ kín trong các chi tiết hở.

    Ngoài ra vì nó cũng sẽ tiếp xúc trực tiếp nếu nằm ở vị trí đĩa và thân van nên chúng ta cần lựa chọn loại chất liệu phù hợp với dung môi sử dụng.

    Bộ phận thiết bị truyền động:

    Đây là bộ phận giúp đĩa van hoạt động để thực hiện các thao tác điểu khiển đóng mở.

    Hiện nay có thể thấy một số kiểu như van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm điều khiển khí nén, van bướm điều khiển điện.

    Loại tay gạt và tay quay thì cần sự tác động trực tiếp của người dùng lên để điều khiển van.

    Còn với van khí nén, và điều khiển điện thì chúng ta chỉ cần điều khiển từ xa bằng khí nén hoặc điện.

    Hình ảnh
    Van bướm Toyo xuất xứ Nhật Bản

    Hoạt động của van bướm.

    Khi trục van nhận được lực tác động thì van bướm sẽ quay đĩa van một góc 90º để đóng/ mở hoàn toàn, hoặc quay góc nhỏ hơn 90º độ để điều tiêt dòng chảy.

    Về cơ bản thì sự chuyển động của đĩa sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta muốn điều khiển van để điều tiết, hay để đóng mở.

    Nếu van điều tiết dòng chảy, thì góc mở của van sẽ không bằng 90º, tùy thuộc vào nhu cầu thì khi khép góc càng nhỏ, lượng nước đi qua càng ít.

    Ngược lại nếu chúng ta mở van hoàn toàn là bằng 90º thì lưu lượng dòng chảy qua van là lớn nhất.

    Hình ảnh
    Van bướm tay gạt Kitz xuất xứ Nhật Bản

    Một vài cách phân loại van bướm:

    Van bướm khá đa dạng về chủng loại. Hiện nay giữa người bán và người mua thường có các cách phân loại để dễ dàng trao đổi mua bán. Có thể kể ra một số cách phân loại như sau:

    Để phân loại, chúng ta có thể dựa theo các đặc điểm và tiêu chí như: vật liệu chế tạo, kiểu kết nối, kiểu truyền động, xuất xứ, hãng sản xuất…

    • Phân loại kiểu kết nối: khi phân loại theo cách này ta có ba loại là mặt bích, Lug và Wafer.
    • Phân loại theo chất liệu: Dựa theo chất liệu cấu tạo mà phân loại như đồng, gang, nhôm, inox….
    • Phân loại theo vận hành: Tay gạt, tay quay, điều khiển bằng khí nén, điều khiển bằng điện
    • Phân loại theo xuất xứ: Vd như van bướm Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Maylaysia
    • Phân loại theo hãng sản xuất: Vd như: Van bướm Lye, Arita, Akizta, Kitz

    Phân loại theo kiểu kết nối:

    Hình ảnh
    Van bướm điều khiển điện Sanking 

    Dựa vào các dạng kết nối van bướm hiện nay được sử dụng trong các công trình, hệ thống thì ta có thể chia ra thành các loại như sau:

    Van bướm mặt bích:

    Trên thân van có hai mặt bích hai bên, mỗi mặt bích sẽ được ráp nối với mặt bích của ống bằng một bộ bu lông, ốc vít riêng biệt.

    Van bướm hai mặt bích thường được thiết kế từ các kích thước DN 50 trở lên, và sử dụng cho các hệ thống có áp lực như PN 16 trở lên.

    Van được thiết kế với các tiêu chuẩn mặt bích BS, DIN và ANSI, giúp người dùng sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

    Van bướm mặt bích thường có khối lượng lớn và cồng kềnh hơn so với các loại van bướm khác (cấu tạo của nó khá giống Van cổng).

    Đa số van bướm mặt bích được vận hành bằng tay quay vô lăng với hộp số trợ lực vì kích thước khổng lồ của van.

    Van bướm tai bích (Lug Type):

    Với dạng van bướm tai bích này thì vị trí kết nối nằm trên thân van, và có khả năng cung cấp 4 vị trí để lắp bulong xuyên qua.

    Những vị trí này sẽ được định vị dựa theo các tiêu chuẩn thiết kế của mặt bích.

    Một bộ bu lông dài sẽ được lắp xuyên qua lỗ trên cả vấu và 2 mặt bích để ép chặt van vào đường ống.

    Kích thước sử dụng kiểu kết nối này thường khá lớn như DN 150, DN 200,…., do chúng ta không thể giữ để kẹp lại trong quá trình lắp đặt.

    Van bướm kẹp (wafer):

    Về cơ bản kiểu kẹp này là do hai mặt bích ép lại khiến cho van bườm nằm giữa hệ thống đường ống.

    Với kiểu này thì chúng ta chỉ cần kết nối hai mặt bích với nhau mà không cần phải chú ý tới van bướm.

    Chúng ta chỉ cần sử dụng các cặp lỗ trên van để định vị thô, giúp van vào đúng tâm và siết hai mặt bích lại với nhau.

    Với cấu tạo đơn giản, và kích thước nhẹ nên van được thiết kế sử dụng ở nhiều kích thước khác nhau, và van cũng được sử dụng rất rộng rãi.

    Phân loại theo kiểu vận hành:

    Hiện nay van bướm có 4 kiểu vận hạnh chính là:

    Điều khiển bằng tay gạt, tay quay:

    Đây là kiểu vận hành mà người sử dụng trực tiếp tác động lên thiết bị truyền lực để vận hành đóng mở van.

    Với kiểu này thì việc điều tiết van sẽ kém chuẩn xác hơn, bên cạnh đó người vận hành cũng khá vất vả nếu van có kích thước lớn.

    Điều khiển bằng khí nén, điện:

    Kiểu vận hành này thì chúng ta sử đụng điện hoặc khí nén để tác động lên động cơ gắn vào trục van để vận hành.

    Chúng ta có thể lắp đặt thiết bị vận hành ở trung tâm điều khiển, và chỉ cần ấn nút để thực hiện thao tác đóng mở để điều khiển.

    Nhưng nhược điểm của nó là không thể điều khiển các loại van có kích thước quá lớn.

    Bên cạnh đó giá thành cũng cao, quá trình lắp đặt khá rườm rà đòi hỏi phải có kỹ thuật, quy trình bảo dưỡng vận hành cũng yêu cầu gắt gao hơn.

    Phân loại theo chất liệu chế tạo van:

    Van bướm gang:

    Gang là một vật liệu có giá thành rẻ, quá trình gia công và chế tạo cũng đơn giản.

    Nên loại van bướm thân gang rất phổ biến nhưng vẫn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của van.

    Van gang có giá thành rẻ và thường được sử dụng trong các hệ thống cấp nước tưới tiêu, hay trong các đường ống PCCC,...

    Van bướm thép:

    Với van được chế tạo bằng thép thường sử dụng trong các ứng dụng có áp suất và nhiệt độ cao, như đường dẫn dầu nóng, hơi nóng bão hòa…

    Van bướm inox 304, 316 (thép không gỉ):

    Thép không rỉ, inox là một loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn tốt, tuổi thọ cao.

    Thích hợp ứng dụng trong hệ thống sử lý nước thải thô và hóa chất loãng.

    Nhược điểm của van này là được chế tạo bằng inox nên loại van này có giá thành cao nhất.

    Van bướm nhựa:

    Hiện nay có rất nhiều loại nhựa, được sử dụng để chế tạo van bướm có thể sử dụng uPVC, PVC,..

    Nó có nhiều đặc tính như nhẹ, khả năng chống ăn mòn cao, ít bị tác động của môi trường, nhưng cũng rất dễ bị vỡ do cấu trúc của nhựa.

    Loại này thường ứng dụng trong các hệ thống đường ống luân chuyển hóa chất, tùy thuộc vào loại hóa chất, nồng độ và nhiệt độ mà chúng ta lựa chọn các loại nhựa khác nhau.

    Hình ảnh
    Van bướm tay gạt SanKing xuất xứ Đài Loan

    Phân loại theo đơn vị sản xuất, thương hiệu và xuất xứ

    Sau đây là một số thương hiệu đang được sử dụng tại thị trường Việt Nam, hầu như chúng đều được sản xuất từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển mạnh như:

    Van bướm xuất xứ từ Đài Loan

    • Van bướm ODK.
    • Van bướm Emico.
    • Van bướm Jaki.

    Van bướm xuất xứ từ Malaysia

    • Van bướm ARITA.
    • Van bướm AUT.
    • Van bướm ARV.

    Van bướm xuất xứ Nhật Bản:

    Van bướm xuất xứ từ Hàn Quốc:

    • Van bướm SW (Samwoo).
    • Van bướm Wonil.
    • Van bướm Joeun.
    • Van bướm YDK.
    • Van bướm DHC.

    Ứng dụng của van bướm:

    Van bướm được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực và hệ thống như: dầu khí, khí tự nhiên, hóa chất, đóng tàu,…

    Bên cạnh đó nó cũng sử dụng trong thiết bị luyện, làm giấy, luyện kim,…

    Ngoài ra còn ứng dụng trong các hệ thống cấp thoát nước, trong hệ thống phòng cháy chữa cháy,…

    Hình ảnh
    Van bướm điều khiển khí nén Nhật Bản

    >>Xem thêm: Cách quy đổi kích thước trong ngành nước.

    Cách lắp đặt và phương pháp bảo trì van bướm

    • Trước khi lắp đặt, các van bướm phải được kiểm tra cẩn thận.
    • Kiểm tra áp lực, đường kính có phù hợp với các yêu cầu của việc sử dụng.
    • Loại bỏ các van bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Loại bỏ bụi bẩn trước khi được lắp đặt lên hệ thống đường ống.
    • Các bu lông phải được bắt chặt đồng đều, không nên ép vào trạng thái xoắn, để không làm hỏng giăng hoặc gây rò rỉ.
    • Van bướm có thể được kết nối trực tiếp đến các thiết bị trong các đường ống.
    • Trong những trường hợp bình thường, van có thể được lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào trên đường ống, nhưng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo trì, bảo dưỡng và chú ý đến hướng của dòng chảy.
    • Các van bướm được sử dụng, chỉ được đóng hoặc mở hoàn toàn, không cho phép để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, để tránh giăng và đĩa van bị ăn mòn bởi lưu chất.
    • Cố định van trong quá trình sử dụng, luôn luôn giữ van được sạch sẽ, hộp số, các bánh răng, trục và đĩa van phải được bôi trơn thường xuyên, khi van có vấn đề phải ngay lập tức ngừng sử dụng, xác định nguyên nhân của sự việc.
    • Không sử dụng đòn bẩy hoặc các công cụ khác để đóng mở van, để không làm hỏng các bộ phận van. Vặn tay gạt hoặc tay quay cùng chiều kim đồng hồ để mở van và xoay ngược lại để đóng van.\
    Hình ảnh
    Van bướm tay gạt Rinco xuất xứ Đài Loan

    Cách lựa chọn van bướm phù hợp với yêu cầu sử dụng:

    Hình ảnh
    Van bướm kết nối hai bặt bích Samwoo xuất xứ Hàn Quốc
    • Trước khi mua cần kiểm tra lại các thông số và hiệu suất của van so với hoạt động dự kiến:
    • Vật liệu tương thích của vòng làm kín, đĩa, và thân van với các lưu chất trong hệ thống đường ống cần lắp đặt.
    • Nhiệt độ, áp suất làm việc và tối đa của van, phải đáp ứng được nhu cầu của hệ thống cần lắp đặt
    • Các điều kiện hoạt động khác bao gồm như môi trường, tốc độ dòng chảy, độ nhớt ... vv
    • Không nên lắp đặt và vận hành hoạt động vượt quá các thông số điều kiện của van.
    • Van bướm được khuyến cáo không nên sử dụng cho hơi nóng.

    Hình ảnh sản phẩm

    product image

    Blog kiến thức - kinh nghiệm