Van cổng hay còn gọi là van cửa van hoặc van hai chiều. Van cổng được kết nối với đường ống bằng các kiểu kết nối ở hai đầu của van cổng, điều đó giúp cho van được chắc chắn hơn trong quá trình hoạt động để tránh vấn đề rò rỉ nguồn chất lỏng ở bên trong ống.
Van cổng hiện nay là loại van có nhiều kích thước lớn nhất như DN1000, DN800, DN600, về cấu tạo của van cổng thì có thể chia ra một số phần như sau:
Ta có thể chia van cổng thành 3 phần chính là:
Trong 3 phần chính bên trên, để cấu thành van cổng sẽ gồm có 5 bộ phận chủ yếu như sau:
1.Thân van: Là bộ phận chính của van thường được đúc bằng kim loại nhựa, gang, thép, inox…và bao gồm nhiều phần ghép lại, Hai mặt bích được đúc liền với hai bên thân van giúp kết nối với đường ống hoặc các thiết bị khác. Thân thường được gia công và phủ một lớp sơn epoxy giúp chống ô oxi hóa và tạo tính thẩm mỹ cao
2. Đĩa van (cửa van): Đĩa van là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và đóng/mở lưu chất, đĩa thường được chế tạo bằng các vật liệu chống ăn mòn và chịu lực tốt. Đĩa được gắn cố định phần trên với trục van (ty van), đầu trên của trục sẽ nối với thiết bị truyền động (tay quay vô lăng) bằng lỗ ren, khi vặn tay quay cùng chiều kim đồng hồ thì trục sẽ chuyển động lên trên kéo đĩa van lên đồng nghĩa với việc mở van, và ngược lại khi vặn tay quay ngược chiều kim đồng hồ van sẽ đóng.
3. Trục van( ty van): Là một thanh kim loại hình trụ phía trên có ren để kết nối với tay quay vô lăng, đầu dưới kết nối với đĩa van bằng ren (đối với van cổng ty chìm) hoặc thanh chốt (đối với van cổng ty nổi). Trục van thường được chế tạo bằng các kim loại có độ cứng cao, có thể chịu lực và chịu ma sát tốt.
4. Bộ phận truyền động (Vô lăng): Là bộ phần dùng để thao tác đóng mở van bằng tay. Quay vô lăng theo chiều chim đồng hồ để đóng van và quay ngược chiều để mở van, bộ phận này thường được chế tạo bằng kim loại.
5. Các chi tiết làm kín: các bộ phận làm kín như giăng hay tết chèn có nhiệm vụ làm kín cổ van và các chi tiết lắp ghép giúp van có độ kín khít cao và không bị rò rỉ. Thường được chế tạo từ các vật liệu mềm chống ma sát, chịu lực và có độ bền cao.
Với cách thức hoạt động khá đơn giản, van cổng sẽ hoạt động theo quy trình đóng van và mở van như sau:
Được thiết kế cho dòng chảy toàn khu vực để giảm thiểu sự giảm áp suất và cho phép lưu lượng qua ống và làm sạch đường ống. Vì hầu hết sự thay đổi dòng chảy xảy ra gần quá trình đóng cửa, vận tốc chất lỏng tương đối cao gây ra tình trạng mài mòn đĩa và ghế và gây ra sự rò rỉ nếu van được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng.
Van chặn có thể được sử dụng cho một số lượng lớn các chất lỏng và phù hợp với điều kiện làm việc sau:
Nước uống, nước thải và chất lỏng trung tính: nhiệt độ từ -20 đến +70 ° C, tốc độ dòng chảy tối đa 5m / s và áp suất chênh lệch 16 bar. Dạng Khí: nhiệt độ từ -20 đến +60 ° C, tốc độ dòng chảy tối đa 20 m / s và áp suất chênh lệch 16 bar.
Là loại thiết bị dùng đóng dòng chảy khi đĩa chắn ngang qua toàn bộ dòng chảy. Khi van được mở hoàn toàn thì cửa van “đĩa van” không nằm trong dòng chảy của vật chất. Lúc này độ cản trở dòng chảy của van là rất nhỏ có nghĩa là sự sụt áp hay mất năng lượng khi vật chất đi qua van hạn chế ở mức nhỏ nhất.
Khi mở van, những chuyển động đầu tiên của tay quay sẽ làm giảm lực tác dụng lên hai cổng. Nếu hệ thống của bạn, có sự thay đổi lớn về nhiệt độ, sự giản nở ở hai phần của cổng van thì sẽ làm biến dạng thân van và tạo nên lực tác dụng rất lớn lên cửa van và có thể làm hỏng van nếu không được thiết kế chất lượng.
Với cấu tạo ở cổng van, được ghép nối bởi nhiều thành phần nên chúng thường bị trục trặc nếu như các tạp chất bị tắc kẹt hay lắng đọng trong đó. Nên với van cửa người ta thường dùng trong các đường ống có độ sạch cao, hoặc người ta lắp Lọc Y ” traniner ” vào để giúp đường ống được sạch hơn.
Trong quá trình hoạt động, khi điều khiển van đóng mở, cửa van chuyển động sẽ sinh ra lực ma sát, cộng thêm lực tác động của dòng chảy sẽ gây mài mòn các phần tiếp xúc, về lâu dài sẽ không còn đảm bảo kín khít khi van đóng.
Bên cạnh đó, cấu tạo ở cửa van được ghép nối bằng nhiều thành phần khác nhau thường bị kẹt hay lắng đọng các tạp chất gây trục trặc, vì thế ta nên sử dụng van cửa ở các hệ thống đường ống có độ sạch cao hoặc lắp thêm Y lọc để giảm thiểu tối đa rác và tạp chất.
Một thiết bị van có thể có nhiều cách phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau. Có thể phân loại van cổng theo chất liệu chế tạo, theo cách thức kết nối hoặc theo kiểu vận hành. Để có thể hiểu rõ hơn về van cổng sau đây chúng ta hãy cùng xem qua 2 Cách phân loại van cổng thường gặp như sau:
Ngoài ra, còn một số loại van cổng được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong môi trường hoặc hệ thống đặc biệt thì những loại van cổng này sẽ được đặt theo tiêu chuẩn riêng của khách hàng có nhu cầu.
Các loại van cổng được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau và trong công nghiệp để xây dựng những hệ thống đường ống cũng như hệ thống PCCC, hệ thống nước thải.
Bên cạnh đó van cổng có thể được sử dụng trong các môi trường đòi hỏi cao như môi trường có nhiệt độ cao và áp suất cao.
Chúng thường được sử dụng trong:
Ngoài ra, có thể được sử dụng cho một số lượng lớn các chất lỏng. Van cổng phù hợp với điều kiện làm việc sau:
Thông qua những thông tin về van cổng là gì và 2 cách phân loại van cổng , hy vọng bạn đã tìm hiểu và lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cảm ơn bạn đã xem qua nội dung của chúng tôi.
Công ty TBCNSG (Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn) là công ty nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị công nghiệp chất lượng cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm, thiết bị công nghiệp tại đây!