Lắp đặt van điện từ và một số chú ý khi sử dụng van điện từ

Tác giả: Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn | Ngày đăng: 2019-05-17 | Cập nhật: 2019-05-28 | Blog kỹ thuật | Lượt xem:2668

Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lắp đặt van điện từ vàn một số điều cần lưu ý khi lắp đặt và sử dụng van điện từ.

Van điện từ là tên gọi chung của những loại van sử dụng cuộn cảm, cuộn cảm từ là một loại linh kiện điện tử thụ động.

Cuộn cảm được tạo từ một dây dẫn điện với vài vòng quấn, sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua.

Nhưng chúng ta biết thì khi dòng điện chạy qua một lõi sắt non thì sẽ tạo ra một loại nam châm điện.

Nam châm điện này có đặc tính như nam châm vĩnh cữu lợi dụng đặc tính này các nhà thiết kế van đã ứng dụng tính chất này để tạo nên van điện từ.

Lợi dụng tính chất như nam châm này để thực hiện việc điều khiển trạng thái đóng mở của van một cách hoàn toàn tự động thông qua điều khiển dòng điện.

Sơ đồ cầu tạo của Solenoid
Sơ đồ cầu tạo của Solenoid

Phân loại van điện từ:

Tùy thuộc vào nguồn điện cấp vào là một chiều hay xoay chiều, thì cuộn cảm từ sẽ có những tính chất khác nhau:

  • Nam châm điện xoay chiều: thì lực hút tỉ lệ nghịch với bình phương khe hở không khí, còn dòng điện thì tỉ lệ thuận.
  • Nam châm điện một chiều: lực hút cũng như nam châm điện xoay chiều, nhưng dòng điện không đổi.

Dựa vào đây ta có thể phân van điện từ thành hai dòng chính là:

Van điện từ dòng xoay chiều:

Với dòng điện xoay chiều thì lực hút tạo ra ban đầu rất lớn, nên khi tạo ra lực hút xong để duy trì chỉ cần cấp một dòng điện nhỏ để duy trì nên thường thiết kế đơn giản hơn so với dòng một chiều.

Nhưng trong quá trình vận hành thì nam châm điện xoay chiều có một nhược điểm là nếu bị kẹt nắp cuộn dây dẫn sẽ cháy, vì vậy trong quá trình vận hành không nên vận hành ở tần số lớn.

Bên cạnh đó trong quá trình vận hành nam châm điện xoay chiều cũng tạo ra những tiếng ồn và rung động khi vận hành.

Van điện từ dòng một chiều:

Còn với dòng điện một chiều thì để tạo ra lực hút lớn ban đầu, thì cần có dòng lớn đồng nghĩa với việc điện trở của cuộn cảm phải nhỏ.

Nhưng khi đã hút vào thì việc dòng lớn sẽ làm cuộn cảm nóng lên, có thể gây cháy nổ nếu nhiệt độ quá cao.

Để khắc phục tình trạng này khi thiết kế sẽ có những biện pháp phức tạp để giảm dòng như tăng lại điện trở của cuộn để giảm dòng, hay sử dụng các loại vật liệu thép điện để thay thế,...

Giá trị dòng điện của nam châm điện một chiều là hằng số, nó không bị phụ thuộc vào quá trình chuyển động của mạch động từ. Vậy nên ưu điểm của nam châm điện một chiều là rất khó có thể xảy ra tình trạng quá tải dòng.

Vì lý do này nó có ứng dụng rất to lớn trong các trường hợp cần phải thay đổi hành trình của mạch tự động một cách liên tục hoặc những chuyển động từ lớn. Ngoài ra nam châm diện một chiều khi vận hành rất êm, không rung và không gây ra những tiếng động lớn.

Ngoài ra van điện từ còn được phân loại thành:

Van điện từ thường đóng:

Là loại van mà khi chưa có nguồn cấp điện thì van sẽ ở trạng thái đóng, ngăn dung chất trong hệ thống đường ống. Và khi có điện thì van sẽ hoạt động và mở ra cho phép dung chất đi qua.

Van điện từ thường mở:

Ngược với van thường đóng, van thường mở thì sẽ mở khi chưa được cấp nguồn, và đóng lại khi được cấp nguồn điện.

Cách lắp đặt van điện từ:

Bước chuẩn bị:

Trước khi lắp đặt van thì ta cần tìm hiểu về nhu cầu của hệ thống thiết kế để chọn loại van phù hợp với nhu cầu theo tính chất của từng loại van điện từ.

Để lựa chọn được loại van phù hợp thì ta nên xác định trước nguồn cấp điện cho hệ thống vận hành.

Sau đó ta xác định tính chất hoạt động của van có liên tục thay đổi không, hay chỉ thực hiện thao tác đóng mở bình thường.

Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra vị trí lắp đặt, kích thước cần thiết để vận hành hệ thống để chọn van phù hợp tránh việc van không phù hợp với hệ thống.

Ngoài ra thì còn phải xem môi trường van sẽ hoạt động, các tiêu chuẩn như áp lực, nhiệt độ, hay tiêu chuẩn IP.

Bước lắp đặt:

Sau khi chọn được loại van phù hợp với nhu cầu và hệ thống ta tiến hành kiểm tra lại hệ thống một lần nữa trước khi tiến hành lắp van.

Cần chú ý đến loại lưu chất được sử dụng trong hệ thống để tiến hành lắp đặt thêm những loại van khác đảm bảo an toàn cho van điện từ.

Với chất khí thì cần có hệ thống giảm áp, đồng hồ áp suất trước hệ thống, còn với chất lỏng ta cần xem có cần thiết gắn thêm Van búa nước, Lọc Y vào hệ thống không.

Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra ta lắp đặt van lên đường ống như những loại van khác, cần chú ý hướng của mũi tên hiển thị trên thân van để lắp đặt đúng hướng theo chiều dòng lưu chất.

Lắp đặt van lên hệ thống xong ta tiến hành đấu nối hệ thống điện vào van điện từ theo hệ thống dây chỉ dẫn nếu là van dòng một chiều.

Bước vận hành:

Khi van đã được lắp đặt lên hệ thống ta tiến hành kiểm tra các chi tiết trên hệ thống một lần nữa để đảm bảo lắp đặt đúng và không có sai sót.

Sau đó ta tiến hành vận hành thử hệ thống để kiểm tra hoạt động của van có ổn định không.

Lưu ý cần cung cấp đủ áp lực trên hệ thống để đảm bảo van hoạt động ổn định, tránh trường hợp áp quá thấp van hoạt động không như mong muốn.

Trong quá trình vận hành cần tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra van một cách định kỳ để đảm bảo van hoạt động an toàn.

 

Related News