Đồng hồ áp suất là một thiết bị cơ học dùng để đo áp suất chân không hay áp suất trong của đường ống. Đồng hồ được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và vật liệu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng.
Được sử dụng để đo lường trong ngành công nghiệp sử dụng khí nén, hoặc có liên quan tới áp suất như đường ống nước, ống gas, ống dẫn dầu,…
Hiện nay đồng hồ áp suất là một thiết bị không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho hệ thống, nhờ tính năng kiểm soát và hiển thị thông số đo được lên trực tiếp mặt đồng hồ.
Và với việc hiển thị trực tiếp trên mặt đồng hồ, nên đồng hồ áp suất khá đa dạng về đơn vị đo lường sử dụng, khiến cho việc đọc thông số trở nên khó khăn đễ bị sai sót nhầm lẫn.
Trước tiên chúng ta tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của đồng hồ áp suất cũng như nguyên lý hoạt động của một số loại đồng hồ áp suất để hiểu hơn về việc sử dụng đơn vị đo trên mặt đồng hồ.
Thân đồng hồ: Vỏ ngoài của đồng hồ áp suất thường được làm từ những vật liệu như thép đồng, vỏ thép mạ crom, vật liệu inox 304, vật liệu inox 316.
Mặt kính đồng hồ: Mặt kính đồng hồ áp suất được sản xuất từ các chất liệu chủ yếu là thủy tinh cường lực, đôi khi còn sử dụng nhựa để làm mặt kính.
Đặc biệt, với những loại sản phẩm chất lượng cao thì được sử dụng kính chống vỡ tốt để tránh trường hợp khi quá áp suất, bị va đập thì mặt kính bị vỡ.
Mặt hiển thị: Là mặt hiển thị các thông số kỹ thuật của đồng hồ, hay còn gọi là dải đo.
Ống chứa áp suất: để cho chất cần đo đi vào, vật liệu làm ống chứa thường làm giống vật liệu chân đồng hồ.
Kim đo: Được gắn với động cơ bên trong, để chỉ thông tin, số liệu đo được để người dùng có thể xác định được.
Bộ chuyển động: Là bộ phận chính để đo đạc thông tin và đưa số liệu cho kim đo hoạt động.
Chân đồng hồ: được thiết kế theo kiểu lắp bằng ren, hoặc có thể lắp trực tiếp vào các đường ống hoặc gián tiếp qua xypong.
Khi không có áp suất trong đường ống, hoặc áp suất quá nhỏ, không đủ để tác động làm giãn nở màng thì kim đồng hồ sẽ không bị dịch chuyển và nằm ở vạch số 0.
Khi có lưu chất dịch chuyển trong đường ống và đi vào ống chứa, khiến cho diện tích tiếp xúc giữa màng giãn nở và lưu chất tăng lên, khiến cho màng giãn nỡ bị tác động dịch chuyển.
Kéo theo vị trí của bánh răng nối với màng giãn bị dịch chuyển.
Tùy theo vị trí màng dịch chuyển dịch chuyển bao xa sẽ làm kim quay và hiển thị trên mặt đo của đồng hồ, giúp ta xác định được áp suất đang di chuyển trong đường ống.
Trong đơn vị đo lường, tùy theo mỗi nước hoặc một khu vực sẽ sử dụng một tiêu chuẩn đo lường khác nhau, nhưng vẫn thường có những đơn vị tiêu chuẩn chung để sử dụng quốc tế.
Có lẽ chúng ta sẽ thường thấy trên mặt đồng hồ có những thông số như bar, MPa, kgf/cm2, mbar, psi,....
1 bar | 0.1 Mpa ( Megapascal) |
1 bar | 1.02 Kgf/cm2 |
1 bar | 100 kPa ( Kilopascal) |
1 bar | 1000 hPa ( Hetopascal) |
1 bar | 1000 mbar ( Milibar) |
1 bar | 10197.16 kgf/m2 |
1 bar | 100.000 Pa ( Pascal) |
1 bar | 0.99 atm ( Physical atmosphere) |
1 bar | 1.02 at ( Technical atmosphere) |
1 bar | 0.0145 Ksi ( Kilopoud lực trên inch vuông) |
1 bar | 14.5 Psi ( Pound lực trên inh vuông) |
1 bar | 2088.5 Ksf ( Pound trên foot vuông) |
1 bar | 10.19 mH2O ( Mét nước) |
1 bar | 401.5 inH2O ( Inch nước) |
1 bar | 1019.7 cmH2O ( Centimet nước) |
1 bar | 29.5 inHg ( Inch cột thủy ngân) |
1 bar | 75 cmHg ( Centimet cột thủy ngân) |
1 bar | 750 mmHg ( Milimet cột thủy ngân) |
1 bar | 750 Torr |